Tiền lương (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

Tiền lương tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là giá cả sức lao động, được hình thành qua sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường quyết định và được trả cho năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.[1][2][3][4][5]Ngoài ra tiền lương còn là một khái niệm động, chịu sự thúc ép của nhiều yếu tố, bởi vậy nó cần được xem xét, đổi mới cho phù hợp vớl sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua từng thời kỳ. Tại Việt Nam, mặc dù số người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ (chỉ chiếm khoảng 10% tổng lực lượng lao động trong cả nước), song đó lại là lực lượng nắm giữ bộ máy công quyền, hoặc nắm giữ khu vực kinh tế nhà nước - thành phần kinh tế chủ đạo của tổng thể nền kinh tế quốc dân. Do đó, các vấn đề về tiền lương của lực lượng này đóng một vai trò hềt sức quan trọng.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiền lương (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Cai-cach-tien-lu... http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tong-bi-... http://www.vnpt.vn/News/Khoa_Hoc_Cong_Nghe/ViewNew... https://laodong.vn/infographic/infographic-cai-cac... https://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/de-an-cai-cach-tie... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-l... https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/luong-c... https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tang-luong-2019-2... https://news.zing.vn/chi-bat-dau-quan-ly-tien-luon... https://news.zing.vn/luong-cong-chuc-sau-cai-cach-...